I. CHÍNH SÁCH AN TOÀN & SỨC KHỎE CÔNG TY
Nhằm duy trì một nền văn hóa mà ở đó an toàn & Sức Khỏe Lao Động đóng vai trò quan trọng, chính vì thế Công ty muốn tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh để công nhân viên cảm thấy tự hào về những gì đạt được và nhận ra rằng mỗi cá nhân nên đóng góp và tuân thủ nội quy để tạo nên môi trường làm việc an toàn.
1. Mục tiêu của công ty mong muốn.
- Mọi cá nhân phải được huấn luyện và kiểm tra quy định an toàn để làm việc an toàn đạt hiệu quả cao, tránh rủi ro xảy ra cho mọi công nhân viên của công ty.
- Không ai bị thương hoặc suy yếu sức khỏe khi làm việc hoặc tham quan công trình
- Tích cực đấu tranh và loại trừ sự cố và tai nạn
- Công ty mong muốn mọi cá nhân công nhân viên chung tuy góp sức xây dựng nhà máy sạch sẽ, yên tĩnh, an tâm và lâu bền.
2. Nguyên tắc công ty
- Tuyển nhân viên có năng lực
- Hướng dẫn ý thức và làm việc an toàn
- Việc huấn luyện hiệu quả sẽ mang lại thành tích và phát triển thói quen làm việc an toàn ở mỗi cá nhân.
- Quản lý an toàn và các tiêu chuẩn về nơi làm việc an toàn.
- Loại bỏ hoặc kiểm soát các mối nguy hiểm nơi làm việc.
- Người vận hành báo cáo kịp thời tất cả những mối nguy hiểm và sự cố được theo dõi bằng cách thực hiện những biện pháp khắc phục.
- Sử dụng và bảo trì thiết bị máy móc phù hợp với các tiêu chuẩn và phù hợp cho mục đích.
- Thiết bị được trang bị phù hợp với công việc.
- Tất cả các cá nhân có trách nhiệm làm việc một cách an toàn trên cơ sở áp dụng biện pháp khoa học và thiết bị an toàn được cung cấp.
- Luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn để công việc tốt hơn.
- Giữ vệ sinh nơi là việc sạch sẽ, ngăn nắp và lành mạnh.
- Khám sức khỏe cho tất cả công nhân viên định kỳ hàng năm, mỗi năm một lần nhằm tạo cho công nhân viên an tâm làm việc và chữa trị khi mắc bệnh.
- Thực hiện Bảo Hiểm Y Tế cho tất cả công nhân viên.
II. NHỮNG YÊU CẦU BẮT BUỘC VỀ AN TOÀN
1. Quản lý trực tiếp / Giám sát.
– Quản lý trực tiếp hoặc giám sát là việc có trách nhiệm kiểm soát nơi làm việc, thực hiện các biện pháp hợp lý đảm bảo khu vực làm việc an toàn và tránh rủi ro về an toàn và sức khỏe cho nhân viên và thiết bị.
– Người giám sát công việc ( Kỹ thuật, an toàn) phải có mặt suốt thời gian làm việc.
– Phải nắm vững phần quy trình liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ đang giám sát.
– Khi phát hiện thấy hiện tượng đe dọa tính mạng hoặc thiết bị thì có quyền đình chỉ và yêu cầu làm theo sự hướng dẫn của mình.
2. Nhân viên
– Nhân viên có trách nhiệm thực hiện công việc tại nơi làm việc theo đúng các tiêu chuẩn an toàn do người sử dụng lao động và các nội quy và điều luật có liên quan.
– Đối vơi người lao động tạm thời phải tuân thủ các tiêu chuẩn tại nơi làm việc và tuân thủ các chỉ dẫn của người làm việc nơi công trường.
3. Báo Cáo Các Nguy Cơ, Hư Hỏng & Tai Nạn:
– Tất cả các công nhân viên làm việc tại công trường phải có trách nhiệm báo cáo ngay lập tức mọi nguy cơ, hư hỏng và tai nạn xảy ra tại công trình mà mình biết cho người quản lý trực tiếp hoặc giám sát để tìm biện pháp ngăn chặn tránh phát sinh.
– Mọi công nhân viên phải có biện pháp bảo quản và phòng ngừa thích hợp những thiết bị mình sử dụng.
– Khi rời nơi làm việc thì phải báo cáo cho người phụ trách biết.
– Khi sự cố xảy ra phải tìm biện pháp ngăn chặn và báo nơi người quản lý trực tiếp hoặc giám sát để tiến hành điều tra và thực hiện các biện pháp ngăn chặn tai nạn phát sinh.
4. Bảo Vệ Tài Sản, Bí Mật Công Ty.
– Toàn thể công nhân viên phải bảo quản, giữ gìn dụng cụ, đồ nghề tốt, sử dụng đúng quy cách, đúng thao tác cho từng công việc.
– Cất dụng cụ, đồ nghề vào đúng vị trí sau khi sử dụng
– Công ty trang bị đồ nghề cá nhân thích hợp cho từng công việc.
– Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm bảo quản và giữ gìn tài sản chung của công ty. Nếu cá nhân nào làm mất hay làm hư do sử dụng không đúng chức năng thì phải bồi thường.
– Tuyệt đối tôn trọng ý kiến của quản đốc và giám sát chính tại công trình.
– Không cho phép thay đổi bản vẽ nếu không có sự đồng ý của giám sát.
– Làm việc có tổ chức và dưới sự giám sát của quản đốc và giám sát công trình.
– Mỗi cá nhân có trách nhiệm với công việc, giữ gìn tài liệu, sổ sách, bảo đảm bí mật công nghệ, quy trình sản xuất của công ty thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
5. Nội Quy Và Kỷ Luật.
– Nhân viên làm việc phải tuân thủ theo các hướng dẫn được đưa ra chính thức theo đúng bổn phận và trách nhiệm của nhân viên.
– Không được phép vào bất cứ khu vực nào khi không có thẩm quyền hay khi chưa có sự cho phép của cán bộ chịu trách nhiệm tại khu vực đó.
– Nhân viên làm việc không tham gia tụ tập đánh bài, đánh lộn, gây mất đoàn kết ở công trình.
– Không được phép vào công trình trong trường hợp sau:
+ Đang chịu ảnh hưởng của rượu bia hoặc ma túy.
+ Tình trạng sức khỏe không tốt, không thể thực hiện công việc một cách an toàn.
+ Không mang theo vũ khi hoặc tiêu thụ chất độc hại tại công trình.
+ Không dùm lời lẽ đê dọa, tục tĩu hoặc lăng mạ người khác.
+ Không đánh nhau gây mất đoàn kết, ai đánh nhau sẽ chịu hình thức kỷ luật, nếu tái phạm sẽ bị trục xuất khỏi công trình không cần biết nguyên nhân.
+ Không phá hoại hoặc làm hư hỏng thiết bị, kết cấu, dự án.
III. TRANG THIẾT BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂN
1. Tiêu chuẩn an toàn ăn mặc & bảo hộ cá nhân.
Tất cả các nhân viên khi làm việc tại công trình phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Quần áo BHLĐ dài tay và có cổ.
- Quần an toàn ( giầy vải) và được thay thế mới khi có hư hỏng
- Mũ an toàn có quai nón
- Phải mang và sử dụng đồ BHLĐ cá nhân đúng cách
2. Trang thiết bị bảo hộ cá nhân đặc biệt.
Nhân viên có thể đặt ra tình huống nguy hiểm trong lúc thực hiện công việc khi ở gần hoặc bên trong một môi trường độc hại hoặc rủi ro khi tiếp xúc với chất độc hại. Khi không thể loại bỏ hoặc giảm thiểu các rủi ro thì sẽ được trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân đặc biệt với tính chất công việc đó.
- Kính an toàn để bảo hộ mắt khi đang làm việc đặc biệt ở những nơi có khả năng xảy ra tai nạn liên quan đến các vật hoặc bay ở tốc độ cao ( vd: hàn, mài, khoan)
- Đục bê tông bằng máy, dụng cụ vận hành bằng khí nén, kiểm tra thủy tinh hay sử dụng hóa chất…)
- Bảo hộ tai: Phải đeo bảo hộ tai khi môi trường làm việc ồn ào.
- Găng tay bảo hộ: Phải đeo bảo hộ tay phù hợp với công việc khi xét thấy có khả năng xảy ra rủi ro cao cho tay khi không đeo găng tay.
IV. BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG DỤNG CỤ & THIẾT BỊ
Thiết bị cầm tay được dùng cho rất nhều công việc, khi sử dụng đúng cách, nó sẽ giúp ta làm được nhiều việc một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
Giám sát phải hướng dẫn cho tất cả nhân viên sử dụng an toàn thành thạo các loại dụng cụ điện cầm tay để trách rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Những yêu cầu sau này để hạn chế rủi ro.
- Phải sử dựng thành thạo và phù hợp với từng công việc.
- Tất cả dụng cụ phải được kiểm tra trước khi sử dụng.
- Dụng cụ hư hỏng phải được gắn nhãn: “Không được sử dụng” và chuyển ra khỏi nơi làm việc để sửa chữa, bảo trì.
- Dụng cụ và thiết bị phải được cất hợp lý khi không dùng.
V: BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG DỤNG CỤ & THIẾT BỊ TRÊN CAO
1. Thiết bị chống rơi
- Tất cả mọi người làm việc ở độ cao trên 2m hoặc ở những nơi có khả năng bị rơi phải mang thiết bị chống rơi toàn thân.
- Những người làm việc trong sàn thao tác di động và trong phòng thao tác phải mang dây an toàn toàn thân. Dây an toàn phải được móc vào điểm neo thích hợp bên trong lồng không được móc ngược dây an toàn ( dây neo).
2. Giàn giáo / thang
- Thang phải được cố định hoặc gia cố chắc chắn.
- Đầu thang phải cao hơn sàn thao tác của kết cấu tối thiểu 900mm.
- Tất cả giàn giáo phải do người có thẩm quyền và có chuyên môn lắp giàn giáo đúng tiêu chuẩn.
3. Biển báo và rào chắn.
Khi làm việc, các khoảng trống xung quanh phải được bảo vệ bằng rào chắn. Tất cả mọi người phải tuân thủ các biển báo được đặt tại công trường.
- Biển báo phải theo tiêu chuẩn sau:
Biển báo phải dễ thấy, sạch sẽ và dễ hiểu.
- Rào chắn phải được đặt xung quanh những khu vực sau:
+ Bị vật liệu đụng phải
+ Ngã xuống hố sâu
+ Nguy cơ có chất dễ cháy hoặc độc.
- Yêu cầu về rào chắn:
+ Không được sử dụng bằng nylon ngoại trừ trường hợp khẩn cấp
+ Rào chắn tạm thời phải đưa sử dụng tại nơi có mật độ lưu thông cao.
+ Rào chắn không thấp hơn 1m so với mặt đất.
+ Rào chắn phải được giới hạn càng nhỏ càng an toàn và tháo bỏ nếu không có nhu cầu.
4. Công tác đào:
- Phải có giấy phép làm việc trước khi bắt đầu công việc đào.
- Khi đào trong khu vực có mật độ giao thông cao của người và phương tiện thì rào chắn cao 1m, các cọc không được cách quá xa 3m
- Các hố đào tạm thời hoặc cố định đều phải được rào lại.
- Phải cung cấp lối ra vào, xung quanh phù hợp cho tất cả các hố và đường mương.
- Hố sâu hơn 1,2m cắt bờ hoặc tạo dốc để tránh sụp đổ
Không ai được phép có mặt trong hố đào trong lúc hố đang được đào bằng cuốc máy hoặc thiết bị tương tự.
VI. YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ CỐ ĐỊNH & DI ĐỘNG
- Người vận hành kiểm tra máy móc thiết bị hàng ngày trước khi sử dụng.
- Tất cả hư hỏng phải được ghi vào sổ kiểm tra và tiến hành sửa chữa một cách hợp lý.
- Không sử dụng thiết bị nếu những hư hỏng được xác định gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống an toàn thiết bị khi vận hành.
- Người phụ trách phải đánh giá trình độ tay nghề của người vận hành máy móc thiết bị trước khi cho phép họ vận hành những thiết bị đó.
- Người có chuyên môn kiểm tra máy móc thiết bị hàng tháng phải tuân thủ các yêu cầu về mặt pháp lý của nhà sản xuất.
1. Các yêu cầu chung tại công trường:
- Các hướng dẫn vận hành phải được dán trên các thiết bị hoạt động bằng máy
- Tất cả đèn và đồng hồ cảnh báo phải được kiểm tra và hoạt động tốt trước khi sử dụng
- Thiết bị chống giật (ELCB) phải được kiểm tra hàng ngày trước khi sử dụng.
- Khóa và chốt khóa phải trong điều kiện hoạt động tốt.
- Bánh xe được lắp đặt có sẵn trên thiết bị di động.
- Thiết bị phải được cung cấp các thông tin an toàn, biển báo, thông báo, lưu ý tải trọng làm việc an toàn theo thiết kế.
2. Hàng hóa và vật liệu chuyển đến công trường.
- Trước khi tháo dở các dây buộc, người lái xe hàng phải kiểm tra xem có xê dịch trong khi vận chuyển không và việc xê dịch dây buộc có tạo ra rủi ro không.
- Phải đeo dây an toàn khi di chuyển trên phương tiện hoặc thiết bị di động.
- Cấm ngồi phía sau phương tiện.
- Tất cả thiết bị di động phải được trang bị dây an toàn.
- Không được phép vận hành máy móc, dụng cụ hoặc thiệt bị khi chưa được huấn luyện hoặc cho phép.
3. Phòng cháy và chữa cháy:
- Tất cả bình chữa cháy phải được lắp đặt phù hợp và kiểm tra thường xuyên theo yêu cầu.
- Lối thoát hiểm, bình chữa cháy, trụ nước chữa cháy và thang cuốn vói phải luôn thông thoáng.
- Bình chữa cháy phải có sẵn ở nhưng nơi đang tiến hành công việc.
- Những thiết bị hư hỏng phải gắn nhãn “ Không sử dụng”, đem ra khỏi nơi làm việc và thay cái mới.
- Những thứ dễ cháy phải dọn khỏi khu vực làm việc hoặc che chắn trước khi bắt đầu làm việc.
- Cấm tuyệt đối việc đốt rác, chất thải hay các vật liệu khác.
- Tất cả sự cố tràn nhiên liệu, dầu mỡ, chất nguy hiểm phải được hốt vào thùng, dọn sạch.
- Tất cả bình chữa cháy đã qua sử dụng phải được thay thế bằng cái mới.
- Việc sử dụng bình chữa cháy được nhân viên biết sử dụng thực hiện.
4. Biện pháp an toàn khi hàn cắt.
- Thợ hàn phải dùng bảo hộ lao động phù hợp để tránh rủi ro liên quan đến công việc (kính bảo hộ, mặt nạ)
- Các biện pháp ngăn ngừa để tránh tổn thương do hồ quang, vật dễ cháy, tia lửa rơi và kim loại nóng.
- Các mảnh kim loại và các đoạn nhỏ phải được chứa đựng phù hợp nhằm tránh giẫm đạp phải gây thương tích.
- Thùng sắt phải được dùng để chứa mẫu que hàng.
- Tất cả dây điện, ống dẫn phải được bảo vệ tránh các hư hại và phải được giữ trong điều kiện tốt.
- Tất cả thiết bị hàn bằng ga, điện phải được kiểm tra và bảo trì thường xuyên.
- Bình khí luôn được buộc cẩn thận, được đặt ở vị trí thẳng đứng.
- Di chuyển hoặc che đậy tất cả các vật dụng dễ cháy trước khi thực hiện công việc nóng.
5. Thiết bị nén khí:
- Sử dụng thiết bị nén khí phải được hướng dẫn và có bảo hộ cá nhân phù hợp bao gồm: kính bảo hộ tai và hệ hô hấp.
- Không được dùng khí nén làm phương tiện vệ sinh cá nhân.
- Không được xả khí nén lên cơ thể mình hoặc người khác.
- Phải lắp chốt an toàn lên tất cả chỗ nối vòi và đường ống phân phối khí nén.
- Vòi phải được kéo phù hợp không gây cản trở lối đi, không bị hư hại do xe cộ, thiết bị khác tác dộng.
6. Sàn thao tác di động:
- Người vận hành phải thực hiện việc kiểm tra hàng ngày theo đúng danh mục kiểm tra yêu cầu dành cho sàn thao tác di động (EWP)
- Trước khi vận hành phải phân tích an toàn khi vận hành thao tác di động và biện pháp kiểm soát đã được thực hiện.
- Không vượt quá tải trọng làm việc an toàn (SWL) của sàn thao tác.
- Không vượt quá số người tối đa cho phép làm việc trong lồng thao tác được nhà sàn xuất ghi rõ.
- Không đưa vào hoặc ra khỏi lồng thao tác khi được nâng lên cao.
- Không được dùng sàn thao tác di động để di chuyển tải thay cho cần cẩu hoặc cần trục.
- Người thao tác phải đeo dây an toàn và móc dây vào điểm neo khi ở bên trong lồng thao tác.
- Không được móc ngược dây an toàn.
VII. YÊU CẦU VỀ SỨC KHỎE
- Việc kiểm tra đột xuất chất cồn hoặc các chất kích thích cho tất cả công nhân viên nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe, tất cả CNV phải kết hợp với cán bộ y tế hoàn tất công việc kiểm tra sức khỏe của mình.
- Công nhân viên phải có trách nhiệm báo cho các giám sát biết khi phát hiện ra nhựng nhân tố, chất độc hai gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và của người khác trước khi tiến hành công việc.
- Khi thấy đồng nghiệp của mình bị ảnh hưởng sức khỏe do những nhân tố hoặc chất độc hại thì phải tìm cách ngăn chặn và báo với người giám sát tìm biện pháp khắc phục để tránh phát sinh.
- Mọi hành động cố ý gây thương tích cho nhân viên khác (đồng nghiệp) sẽ chịu hình thức kỹ luật thích đáng trước pháp luật.
1. Vị trí đặt túi / hộp cấp cứu ban đầu:
- Đặt tại nơi làm việc của người lao động.
- Đặt nơi dễ thấy, dễ lấy có kí hiệu riêng (thường là chữ thập).
- Thông báo cho người lao động biết vị trí và quy định các sử dụng.
2. Các trang bị, dụng cụ cho túi / hộp cứu thương:
- Băng chính (cuộn),Băng cuộn 5x200cm, băng tam giác.
- Gạc thấm nước.Bông hút nước.
- Garo..Kéo.Găng tay dùng một lần.
- Mặt nạ phòng độc.Nước vô khuẩn.Nẹp gỗ.Thuốc sát trùng.
VIII. YÊU CẦU VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Nơi làm việc bừa bãi có thể gây tai nạn, không hiệu quả cao và tạo ra các nguy cơ rủi ro. Môi trường không sạch sẽ, an toàn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cho mỗi bản thân, do đó việc vệ sinh sạch sẽ giúp cho mỗi người thoải mái, tự tin khi làm việc.
- Mọi người phải có trách nhiệm bào đảm nơi làm việc sạch sẽ (nếu bạn làm bừa bãi thì phải dọn dẹp).Dụng cụ và thiết bị làm việc phải đặt nơi chắc chắn, an toàn.
- Khi mài hàn các mảnh kim loại hoặc đoạn nhỏ phải được đựng phù hợp nhằm tránh rơi.
- Khu vực làm việc phải được kiểm tra và luôn sạch sẽ, gọn gàng trước khi tiến hành công việc.
- Tất cả các khu vực làm việc phải được làm vệ sinh thường xuyên, vật liệu thừa phải được di chuyển đi hoặc xếp thành đống hàng ngày.
- Tất cả sự cố tràn nhiên liệu, chất dầu mỡ, chất nguy hiểm hoặc hóa chất phải được hốt vào thùng, dọn sạch sẽ. Khi hút thuốc lá, tàn thuốc, rác phải đựng trong thùng thích hợp.
CÔNG TY TNHH SX-XNK-TM THỊNH QUANG
GIÁM ĐỐC
NGUYỄN THÁI MINH THI